Tiểu sử & sự nghiệp của huyền thoại Beethoven

 

Beethoven được biết đến là một nghệ sinh thiên tài nhạc cổ điển với những bản nhạc đi vào lòng người từ thế kỷ này đến thế kỷ khác. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về nơi sinh của Beethoven.

Đôi nét về Beethoven

Beethoven tên đầy đủ là Ludwig van Beethoven, được biết đến là nhà soạn nhạc với dòng nhạc cổ điển đến từ Đức, được thế giới công nhận là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thế giới, ông có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhiều nhà soạn nhạc, nghệ sĩ cũng như khán giả cho đến hiện tại. 

Ludwig van Beethoven
Ludwig van Beethoven

Ông là tác giả của bản Giao hưởng 5 nổi tiếng trên thế giới hiện nay cùng với các bản nhạc khác do ông sáng tác đã đi vào lòng người. Ludwig van Beethoven được biết đến là một hình tượng âm nhạc trong giai đoạn chuyển giao thời kỳ âm nhạc từ cổ điển sang hiện đại.

>>> Có thể bạn quan tâm: DJ Alan walker là ai? Tiểu sử và sự nghiệp DJ Alan walker mới nhất

Thông tin với ngày sinh, nơi sinh của Beethoven và Gia đình Beethoven

Beethoven sinh vào ngày 16 tháng 12 năm 1770, mất ngày 26 tháng 3 năm 182,cha là Johann van Beethoven, người gốc Vlaanderen, và mẹ là Magdalena Keverich van Beethoven. Nơi sinh của Beethoven nằm ở thành phố Bonn, Đức, ông được sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng có truyền thống âm nhạc. Gia đình giàu truyền thống âm nhạc của Beethoven có ông nội – Louis van Beethoven, nhạc trưởng dàn nhạc cung đình của thành phố Bonn. (https://broadskypartners.com/)  

Bổ của Beethoven là Johann van Beethoven lĩnh xướng dàn nhạc cung đình tài thành phố Bonn cũng là thầy dạy nhạc đầu tiên của Ludwig van Beethoven. Hầu như gia đình của Beethoven sống và làm việc tại Bonn, nơi sinh của Beethoven nhưng phần lớn thời gian sống của cố nghệ sĩ Beethoven chủ yếu ở Viên, Áo.

Beethoven những tác phẩm đi vào lịch sử
Beethoven những tác phẩm đi vào lịch sử

Beethoven sống trong gia đình có cha nghiện rượu và thô lỗ, còn mẹ thì hay đau ốm. Do đó mà cuộc sống của Beethoven từ nhỏ đã rất khó khăn. Mối quan hệ của ông và cha rất căng thẳng, ngược lại ông lại rất yêu thương mẹ. Khi ông 5 tuổi, ông mắc chứng viêm tai giữa nhưng bố mẹ không hề hay biết, do đó không được điều trị đúng cách và đây cũng có thể là nguyên nhân của việc ông bị điếc sau này.

Con đường đến với âm nhạc của Beethoven

Con đường đến với các bản nhạc của Beethoven đến từ người cha. Khi cha của ông rất yêu thích và ngưỡng mộ âm nhạc của Mozart, là một thiên tài âm nhạc khi trở thành nhà soạn nhạc khi chỉ mới 5 tuổi. 

Cha của Beethoven nhận thấy con trai mình rất yêu thích dùng ngón tay của mình chơi trên các phím đàn piano được ông nội để lại, ông đã nuôi nấng hy vọng để Beethoven trở thành thiên tài âm nhạc như Mozart. Do đó, từ lúc ba tuổi, Beethoven đã bắt đầu tiếp xúc với đàn clavico, sau đó tiếp xúc với violon, piano hay organ,… với sự huấn luyện rất nghiêm ngặt từ người cha.

Ludwig van Beethoven khi còn trẻ
Ludwig van Beethoven khi còn trẻ

Áp lực từ người cha với sự tập luyện nghiêm ngặt với cường độ cao khi ông bị cha ép đánh đàn suốt ngày đến nổi ngón tay không chịu đựng được, tê tài và sưng vù. Mặc dù khổ luyện nhưng ông vẫn không làm hài lòng được cha mình, nên ông thường xuyên bị cha mắng chửi tàn nhẫn, thậm chí còn có lúc ông bị cha đánh đập. 

Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của Beethoven, với áp lực này khiến ông rất mệt mỏi và không thể tập trung học khi ông đến trường mặc dù ông còn nhỏ. Do hy vọng con trai mình trở thành thiên tài và muốn tập trung hoàn toàn thời gian cho âm nhạc, cũng do đó mà đến năm Beethoven 11 tuổi đã ngừng học và tập trung toàn bộ thời gian dành cho âm nhạc.

Hành trình đến với âm nhạc của Beethoven

Một số thông tin về quá trình phát triển âm nhạc của ông.

Giai đoạn đến với tác phẩm đầu tay

Beethoven được các con của cha ông phát hiện ra tài năng thiên phú, cũng là người giúp Beethoven rất nhiều trong quá trình thuyết phục cha ông cho ông được tiếp tục học nhạc với những người thầy khác. Nhờ đó mà Beethoven có cơ hội tiếp xúc và theo học với nhiều người thầy có tâm và có tầm, có thể kể đến như Christian Gottlob Neefe là một nhà soạn nhạc, một nghệ sĩ dương cầm, đại phong cầm hay nghệ sĩ vĩ cầm Franz Angton Ries.

Đến năm 11 tuổi tức năm 1781, ông đã thể hiện rõ thiên phú của mình khi ông biểu diễn như một nghệ sĩ piano thực thụ một cách điêu luyện tại Hà Lan và có cơ hội rèn luyện bản thân khi được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong một nhà thờ tại Bonn.

Thiên tài âm nhạc Ludwig van Beethoven
Thiên tài âm nhạc Ludwig van Beethoven

Vào năm 1782, tác phẩm đầu tiên của Beethoven ra đời, tác phẩm “Các variation cho clavecin của bản march của Ernst Christoph Dressler” bởi Neefe và cũng trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò là nghệ sĩ đại phong cầm và chính thức trở thành nghệ sĩ chơi đại phong cầm ở dàn nhạc này vào năm ông 14 tuổi. Bên cạnh đó, thời gian này ông vẫn tiếp tục tập luyện với dương cầm.

Đến Viên, Áo theo học nhưng không thành

Beethoven đến Viên, Áo năm 1787 với mục đích chính là theo học Wolfgang Amadeus Mozart, và đây cũng là giai đoạn mà thủ đô Áo là trung tâm âm nhạc của Châu Âu. Tuy nhiên, khoảng thời gian này thiên tài âm nhạc Mozart không có thời gian dạy cũng như mẹ của Beethoven bị bệnh ở quê nhà nên ông đã trở về nơi sinh của Beethoven. Không lâu sau thì mẹ ông qua đời và Beethoven trở thành trụ cột của gia đình, ông không điều kiện đi học thêm mà phải vừa đi dạy học vừa biểu diễn để kiếm tiền nuôi sống gia đình.

Âm nhạc là thứ Beethoven theo đuổi cả đời
Âm nhạc là thứ Beethoven theo đuổi cả đời

Beethoven bắt đầu học tại đại học Bonn, nơi sinh của Beethoven vào năm 1789 khi 19 tuổi và nhờ đó thông qua Eulogius Schneider ông nhanh chóng được tiếp xúc với tư tưởng cách mạng Pháp về những tư tưởng về niềm tự do và bác ái được ông mang đến trong các tác phẩm của mình, có thể nói đến là nhạc kịch Fidelio.

Quay trở lại Viên lần đầu

May mắn đến năm 21 tuổi, được sự giúp đỡ của một cụ già ở Bonn, Beethoven có cơ hội trở lại Viên theo học hòa âm Haydn và nhiều thầy khác. Ông sống bằng cách kiếm tiền từ việc dạy học và thời gian rảnh dành để sáng tác âm nhạc. Và thời kỳ này nhiều sản phẩm ra đời dù ông sống trong tình trạng căn nhà thiếu vệ sinh, ăn uống không đủ bữa no bữa đói.

>>> Có thể bạn quan tâm: Diệp Lâm Anh là ai? Tiểu sử nghệ sĩ Diệp Lâm Anh chi tiết nhất

Quay trở lại Viên lần thứ hai

Tuổi 22 là lần thứ hai Beethoven đến Viên và cũng là lần cuối cùng trở về Bonn và rời đi không quay trở lại khi cha ông qua đời, lãnh địa của vương hầu nơi đây dưới sự xâm chiếm của người Pháp đã bị diệt vong. Đồng thời cũng thời gian này, Wolfgang Amadeus Mozart cũng lặng lẽ qua đời. 

Huyền thoại Beethoven
Huyền thoại Beethoven

Nhưng may mắn thay, ông được Joseph Haydn và Antonio Salieri nhận làm học trò và với khả năng của mình cũng với lời giới thiệu mà Beethoven đã được những người có thế lực bậc nhất của Viên có thể kể đến như  Nam tước van Swieten và nữ vương hầu Lichnowsky nhận đỡ đầu. Thành công với bản Concerto cung đô trưởng vào năm 1795 và bắt đầu nổi danh khi là một nghệ sĩ piano.

Giai đoạn của những tác phẩm mới đầy vượt trội

Beethoven bắt đầu bị lãng tai vào năm 1818 và đây là giai đoạn khó khăn với ông từ mất hết hy vọng đến lấy lại niềm tin và cố gắng thích nghi với hoàn cảnh sống và dồn hết tâm tư tình cảm vào sáng tác.

Giai đoạn 1803 – 1805 được biết đến với những tác phẩm vượt trội trong sự nghiệp sáng tác của ông, có thể kể đến các sản phẩm như Sonate Kreutzar (1803) dành cho violon và piano hay bản nhạc đầy có sức hút mạnh mẽ và cuốn hút như Bản Giao hưởng Số 3 Anh hùng ca (1804)…

Trên đây là những thông tin cơ bản về Beethoven mà doanhnhanonline.org chia sẻ để chúng ta hiểu hơn về Beethoven, về nơi sinh của Beethoven, điều kiện sống cũng như gia đình của Beethoven. Biết được quá trình khó khăn và gian nan trên con đường Beethoven đến với âm nhạc cũng như sự nghiệp âm nhạc của ông. Dù thời gian có trôi qua nhanh như thế nào, thì những tác phẩm của Beethoven vẫn ở lại và luôn luôn ở sâu trong trái tim con người. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *