Ma trận SPACE là gì? Đánh giá định kỳ chiến lược kinh doanh với ma trận Space

Nhắc đến chiến lược phân tích môi trường kinh doanh thì SPACE chính là ma trận thường được nhắc đến. Sự ra đời của SPACE đã khắc phục được những tồn tại của các mô hình được nghiên cứu trước đó là BCG hay McKinsey. Tại Việt Nam, ma trận SPACE cũng được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng nhằm phân tích hiệu quả môi trường kinh doanh, cạnh tranh.

Ma trận SPACE là gì? Cách thiết lập một ma trận SPACE hoàn chỉnh

SPACE là gì? Chúng được thiết lập ra sao là câu hỏi của khá nhiều người đang bắt đầu tìm hiểu về kinh doanh. Trong một lĩnh vực, có rất nhiều doanh nghiệp đang cạnh tranh để chiếm thị phần và thu hút được khách hàng. Để chiếm ưu thế, họ buộc phải biết nắm bắt thời cơ, biết khi nào tấn công hoặc không. SPACE ra đời nhằm thực hiện trọng trách đó.

Ma trận SPACE là gì? Cách thiết lập một ma trận SPACE hoàn chỉnh
Ma trận SPACE là gì? Cách thiết lập một ma trận SPACE hoàn chỉnh

Ma trận SPACE là gì?

Ma trận SPACE có tên quốc tế là Strategic Position & ACtion Evaluation matrix. Chúng được hiểu đơn giản là một mô hình dùng để phân tích môi trường kinh doanh. Thông qua SPACE, tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường được xác định rõ hơn và dễ tìm ra hướng giải quyết. SPACE được xây dựng với nền tảng là từ BCG và McKinsey.

Ma trận xác định SPACE là phương pháp giúp các doanh nghiệp xác định được 4 thời điểm quan trọng cùng phương pháp tương ứng. Đó là Tấn công, Thận trọng, Phòng thủ và Cạnh tranh. Các bản chất chiến lược này được phân thành những góc phần tư khác nhau trên trục tọa độ số.

>>> Có thể bạn quan tâm: Kiếm tiền online là gì? Top 10 cách kiếm tiền online tại nhà hiệu quả nhất

Cách thiết lập ma trận SPACE hoàn chỉnh đơn giản

Thiết lập ma trận SPACE tương đối đơn giản nếu bạn hiểu rõ các tiêu chí đánh giá. Ma trận được xây dựng bằng việc vẽ tọa độ số có 2 trục hoành độ và tung độ giao nhau tại gốc 0. Trên trục tung sẽ có các tiêu chí là CA (lợi thế cạnh tranh) và IS (sức mạnh ngành). Trong khi đó, trục tung có ES (sự ổn định môi trường) và FS (sức mạnh tài chính).

Cách thiết lập ma trận SPACE hoàn chỉnh đơn giản
Cách thiết lập ma trận SPACE hoàn chỉnh đơn giản

Cụ thể, các bước thiết lập ma trận SPACE là:

  • Xếp các danh sách biến số theo thứ tự từ cao đến thấm sau khi đã lựa chọn ứng với các yếu tố thể hiện là FS, CA, ES, IS. Biến số xếp theo chiều từ cao xuống thấp, phản ánh mức độ quan trọng được tính bằng công thức quy định.
  • Các tiêu chí FS, IS nhận giá trị dương với biên số từ 1 đến 6. Ngược lại, các tiêu chí ES và CA nhận giá trị âm với biên số từ -1 đến -6.
  • Thực hiện tính giá trị bình quân của các tiêu chí FS, CA, ES, IS
  • Sau khi có giá trị bình quân, tiến hành đánh dấu điểm cho các tiêu chí trên trục tương xứng
  • Trên trục tung và hoành, tịnh tiến thêm 2 điểm rồi vẽ giao điểm với nhau
  • Từ gốc tọa độ, vẽ một vectơ đi qua tọa độ giao điểm vừa đánh dấu. Vecto này chính là được thể hiện cho chiến lược theo một bản chất ở mỗi phần tư là tấn công, cạnh tranh, phòng thủ và thận trọng.

Ma trận SPACE: Đánh giá hiệu quả phân tích trong môi trường kinh doanh

Ma trận SPACE có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Với mỗi yếu tố FS, CA, ES, IS chúng đều tác động rất lớn đến chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp. Với mỗi hành vi, chúng đều thể hiện những bản chất, đặc trưng và sức ảnh hưởng riêng. Để đánh giá hiệu quả phân tích của SPACE thì dưới đây là những điều bạn cần biết về các hành vi này:

Ma trận SPACE: Đánh giá hiệu quả phân tích trong môi trường kinh doanh
Ma trận SPACE: Đánh giá hiệu quả phân tích trong môi trường kinh doanh

Chiến lược tấn công

Chiến lược tấn công, hay còn gọi là Aggressive Posture là một hành vi rất phổ biến trong ngành công nghiệp hiện nay. Doanh nghiệp trong nền kinh tế ổn định có thể theo đuổi được chiến lược tấn công này cần rất nhiều vào sức mạnh tài chính. Có như vậy, họ mới đạt được lợi thế trong môi trường cạnh tranh với đối thủ.

Lợi thế về cạnh tranh sẽ đảm bảo doanh nghiệp có cơ hội lớn để phát triển trong ngành, những ngành liên quan khác. Điều này được thực hiện bằng việc sáp nhập, đầu tư sản xuất ra những loại hình sản phẩm là mũi nhọn hay gia tăng thị phần trên thị trường. Với những đối thủ tiềm ẩn thì cơ hội gia nhập thị trường hiện nay chính là rào cản lớn nhất.

Chiến lược tấn công
Chiến lược tấn công

Nhìn vào cấu trúc ma trận SPACE thì hành vi tấn công sẽ chịu sự tác động của hai yếu tố là sức mạnh ngành và sức mạnh tài chính. Do đó, để ở thế tấn công thì chỉ số của hai tiêu chí này cần phải đảm bảo ở chỉ số ổn định hoặc cao.

Chiến lược cạnh tranh

Chiến lược cạnh tranh trong ma trận SPACE, hay còn gọi là Competitive Posture, là một hành vi phổ biến ở các ngành hấp dẫn. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế bất ổn (ở mức tương đối) sẽ áp dụng chiến lược này để khai thác nguồn lực tài chính, thúc đẩy những hoạt động marketing. Nhờ vậy, hoạt động bán hàng hay mở rộng quy mô sản phẩm sẽ được cải thiện rõ rệt.

Đối với hành vi cạnh tranh này, các doanh nghiệp cũng có thể tập trung vào việc nâng cao năng suất. Trong một số trường hợp, việc cắt giảm chi phí hay lựa chọn sát nhập với những doanh nghiệp khác đang có lợi thế lớn về tiền mặt cũng là giải pháp phù hợp. giống như chiến lượng tấn công, tài chính cũng là nhân tố cốt lõi với hành vi này.

Chiến lược cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh

Chiến lược thận trọng

Chiến lược thận trọng, hay còn gọi conservative posture là một hành vi thường thấy đối với thị trường phát triển ổn định nhưng tốc độ tăng trưởng lại khá chậm. Với môi trường này, phần lớn các doanh nghiệp sẽ lựa chọn thu hẹp dòng sản phẩm của mình lại. Đồng thời các biện pháp cắt giảm chi phí hay cải thiện lại việc quản lý dòng tiền cũng được chú trọng.

Doanh nghiệp cũng sẽ thực hiện bảo vệ sự cạnh tranh của sản phẩm nhiều hơn, dồn lực phát triển, nghiên cứu sản phẩm mới để thâm nhập vào những thị trường tiềm năng. Trong trường hợp này, yếu tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần đo lường phân tích và ổn định tài chính và sức cạnh tranh sản phẩm.

Chiến lược thận trọng
Chiến lược thận trọng

Chiến lược phòng thủ

Chiến lược phòng thủ trong ma trận SPACE, là một hành vi sử dụng trong những ngành kém hấp dẫn. Tại môi trường này, năng lực chính là yếu tố thiết yếu quyết định việc doanh nghiệp đó có thành công hay không. Nếu sở hữu năng lực chỉ ở mức khá, không vượt trội thì sẽ rất khó phát triển. 

Đặc điểm của hành vi phòng thủ chính là các sản phẩm không có tính cạnh tranh cao, tài chính khá yếu. Do đó, nguy cơ lớn của các doanh nghiệp theo hành vi này chính là phải dừng sản xuất, thu hẹp quy mô, giảm chi phí hay nghiêm trọng hơn là rút khỏi thị trường.

>>> Có thể bạn quan tâm: [ Bật mí ] Top 8 cách kiếm tiền thụ động thu lợi nhuận khủng

Đánh giá ưu và nhược điểm khi dùng ma trận SPACE trong kinh doanh

Về ưu điểm, ma trận SPACE giúp các doanh nghiệp có thể chủ động xác định, lựa chọn, thay đổi hay đánh giá chiến lược một các hiệu quả. Nhờ vậy, những rủi ro đều có thể lường trước, đảm bảo đưa doanh nghiệp phát triển theo hướng phù hợp và mang lại kết quả tốt nhất. 

Đánh giá ưu và nhược điểm khi dùng ma trận SPACE trong kinh doanh
Đánh giá ưu và nhược điểm khi dùng ma trận SPACE trong kinh doanh

Tuy nhiên SPACE cũng có nhược điểm về khả năng đánh giá các yếu tố trong và ngoài, mang tính chủ quan khá lớn. Do đó, khi sử dụng, vẫn cần kết hợp đan xen với nhiều mô hình khác.

Ma trận SPACE có ý nghĩa rất lớn đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một trong những cơ sở để doanh nghiệp định hướng và vạch ra kế hoạch phát triển tổ nhất. Cùng với những phân tích và đánh cụ thể trên, bạn có thể tìm hiểu thêm về ma trận tại doanhnhanonline.org để có kiến thức chuyên ngành chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *